Cây lấy gỗ là gì? Trồng cây keo lấy gỗ, cây bạch đàn, cây tràm, cây xoan, hay cây tre, nên trồng cây nào có giá trị kinh tế cao nhất, top 10 loại cây lấy gỗ là những loại nào? Thực tế các loại cây lấy gỗ ngày càng đa dạng, ngoài các loại cây truyền thống, con người tiếp tục khám phá ra công dụng mới và độc đáo của nhiều loại cây khác nhau được thiên nhiên ban tặng
Bài viết dưới đây mời độc giả hãy cùng trang web vangoboc phân tích và xem xét một cách chi tiết việc phân loại và lựa chọn loại cây lấy gỗ đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Contents
- 1 Cây lấy gỗ là gì?
- 2 Nên trông loại cây lấy gỗ nào?
Cây lấy gỗ là gì?
Định nghĩa
Cây lấy gỗ là tất cả các loại cây trồng để cho thu hoạch gỗ, qua đó mang lại giá trị và lợi nhuận cao nhất cho người trồng và không vi phạm vào các quy định của Quốc gia.
Giới thiệu tổng quan
Có rất nhiều tiêu chuẩn phân loại thứ tự các loại cây lấy gỗ khác nhau tùy theo việc sắp xếp và lựa chọn loại cây phù hợp của mỗi ngành, mỗi vùng miền. Trong bài viết này trang web vangoboc sẽ chỉ sắp xếp thứ tự các loại theo kinh nghiệm riêng của mình do vậy một số loại cây không nằm trong danh sách tìm kiếm của độc giả có thể là các loại được xem là sản phẩm ngách
Nên trông loại cây lấy gỗ nào?
Việc lựa chọn và sắp xếp các loại cây còn phụ thuộc vào vào mục đích của người trồng là gì ví dụ các mục đích như trông cây lấy gỗ 10 năm cho thu hoạch, cây cho sản lượng gỗ cao hay các loại cây gỗ quý làm nội thất cao cấp
Do vậy trước hết trồng cây lấy gỗ phải xem xét trên quan điểm là cây đó phục vụ cho những mục đích nào hay cho ngành nào? Chúng ta có các ngành như công nghiệp – xây dựng, nội thất hay sự kết hợp của cả hai.
Để lựa chọn loại cây lấy gỗ phù hợp, mỗi người trông phải xem xét kết hợp tổng thể các lợi ích bao gồm lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích ngắn hạn và lợi ích lâu dài…
Dưới đây là các nhóm cây được lấy theo thứ tự gồm:
- Nhóm cây gỗ phổ biến có sản lượng trồng nhiều nhất, thời gian trồng cây lấy gỗ 10 năm
- Các loại cây gỗ tự nhiên truyền thống (vắn tắt)
- Các loại cây gỗ tốt làm đồ nội thất
- Một số cây gỗ quý đa dụng khác
Giới thiệu các loại cây lấy gỗ phổ biến sắp xếp theo sản lượng được trồng và thu hoạch
Dưới đây là danh mục các loại cây lấy gỗ phổ biến theo quan điểm của trang web vangoboc danh sách này chủ yếu là các loại với thời gian trồng cây lấy gỗ 10 năm cho thu hoạch để sản xuất ván bóc, ván ép, các sản phẩm ván này sau đó cũng phục vụ các mục đích trong công nghiệp và cả nội thất.
Cây keo lấy gỗ
Cây keo có các tên gọi khác như keo lá chàm, keo bông vàng hoặc chàm bông vàng, tuy nhiên loại giống cây keo tốt nhất là cây keo dâm hom. Keo được trồng để sản xuất ván bóc gỗ keo, sản xuất ván ép bột, các loại ván xẻ, làm đồ nội thất…
Keo là một loại cây trồng ngày càng phổ biến trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây gỗ keo được ưa thích bởi các ưu điểm
- Thời gian thu hoạch nhanh trong khoảng từ 6 năm là đã có thể cho thu hoạch
- Dễ thích ứng với nhiều vùng miền đất và thổ nhưỡng khác nhau
- Dễ dàng tiêu thụ
- Giá bán gỗ keo khá cao
- Dễ dàng chăm sóc hơn so với các loại cây khác
Cây bạch đàn lấy gỗ
Bạch Đàn Cao Sản, hay còn gọi là Bạch Đàn Lai
- Là loại cây có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình 5 năm có thể thu hoạch, tỉ lệ thành rừng cao
- Hiệu suất bột giấy hoặc bột gỗ hoặc ván bóc tốt
- Độ bền cơ học
- Dễ dàng tẩy trắng của giấy sản xuất từ gỗ Bạch Đàn Cao Sản vượt trội hơn so với các loại cùng giống.
Cây gỗ mỡ
Cây gỗ bồ đề
Bồ đề là một trong những loại cây lấy gỗ truyền thống, mặc dù có thời gian loại cây này không được khuyến khích trồng, nhưng hiện tại, số lượng bồ đề bắt đầu tăng do nhu cầu sử dụng ván ép từ ván bóc gỗ bồ đề. Ưu điển của cây bồ đề là thân cây khá to, đường kính thường từ 200mm vanh 600mm đến 350mm, vanh 1000mm
Trồng cây cao su lấy gỗ
Cây xoan lấy gỗ – cây xoan đào
Cây xoan đào còn gọi là Cáng Lò hoặc sapele, là loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm VI. Gỗ xoan đào có độ cứng, độ bền cao, vân gỗ đẹp xếp theo tầng lớp giống gợn sóng. Nó chịu nhiệt, nén, nước và lực tốt.
Gỗ xoan đào ít cong vênh, nứt nẻ theo thời gian và chống mối mọt. Với những ưu điểm này, nó thường được sử dụng trong nội thất và xây dựng, tạo sự sang trọng và bền bỉ cho các sản phẩm gỗ.
Các loại cây gỗ thông dụng khác (ngoài nhóm gỗ ván bóc)
Cây tre lấy gỗ
Cây tre lấy gỗ tại Việt Nam được xem là một nguồn lâm sản quan trọng, đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, khi các nguồn cây gỗ tự nhiên đang bị khai thác quá mức, tre trở thành một nguồn cung cấp nguyên liệu phổ biến và dồi dào trong tương lai.
Cây thông
Mặc dù cây có kích thước lớn, nhưng gỗ thông lại khá mềm và nhẹ. Gỗ của cây thông có màu vàng da cam nhạt hoặc màu nâu nhạt. Thường được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và cũng là nguyên liệu chính để sản xuất que diêm.
Cây xà cừ
Xà cừ là cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể trên 25m, thân trơn, lúc non thân nhẵn, khi già bong vảy trơn. Đây là giống cây ưa sáng, dễ trồng, hạt nảy mầm tốt, thích hợp với nhiều chất đất và đặc biệt phù hợp với nền đất cát ở vùng ven biển miền Trung. Cây có khả năng chịu hạn tốt và chống chịu sâu bệnh cực đỉnh.
Gỗ xà cừ được dùng nhiều trong xây dựng, đóng tàu thuyền, đóng đồ mộc thô dày… Cây có thể trồng làm cây cảnh quan tạo bóng mát nơi công cộng. Lá xà cừ non có thể chữa bệnh ghẻ, bệnh sưng ngực.. Hoa xà cừ đem sắc uống có thể hạ sốt, chữa đau dạ dày.
Các loại cây gỗ quý truyền thống
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến các loại cây gỗ quý truyền thống mà dân gian đã truyền lại, đó là các loại cây thuộc nhóm đinh, lim, sến, táu, nghiến, lát…
Các loại cây này chủ yếu mọc tự nhiên trong các cánh rừng già nguyên sinh nên bị con người khai thác hầu như triệt để, thực tế chúng chỉ tồn tại rất ít trong các khu rừng bảo tồn.
Hiện nay qua các trung tâm cây giống, một số loại trong chúng đang được trồng lại để khai thác
Các loại cây gỗ quý làm đồ nội thất
Giống cây gỗ giáng Hương
Cây gỗ giáng hương sinh trưởng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Gỗ giáng hương rất quý. Gỗ ít nứt nẻ, không bị mối mọt, cứng, chắc chắn và có độ bền cao. Nhờ những tính chất đó mà giáng hương thường được ứng dụng trong sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất như: Giường, sập gụ, trần gỗ, sàn gỗ,…Ngoài ra, nhựa của cây giáng hương có thể dùng để nhuộm quần áo thành các màu sắc khác nhau.
Cây giá tỵ
Cây còn có tên gọi là cây gỗ tếch Gỗ giá tỵ là loại gỗ quý có kết cấu tốt, vân gỗ đẹp, thớ to mịn, không bị cong vênh, không mối mọt, không bị nứt téc. Gỗ giá tỵ là nguyên liệu tuyệt vời để làm giường ngủ, ghế ngồi, cửa, sàn nhà, tay vịn cầu thang…
Cây lim xanh
Cây sao đen
Sao đen cũng là cây thân gỗ lớn, cao và thuôn dài. Cây có chiều cao trung bình từ 20 – 25m với đường kính thân từ 60 – 80cm. Vỏ cây có màu đen, bề ngoài xù xì với những vết nứt dọc theo thớ. Cây sao đen có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể chịu được nắng nóng và khô hạn.
Gỗ sao đen được xếp vào nhóm III – nhóm gỗ chất lượng với giá thành không hề rẻ. Người ta thường dùng gỗ sao đen để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất
Gỗ muồng đen
Gỗ muồng đen, một loại gỗ cao cấp, có trọng lượng nặng và không bị cong vênh hay bị mối mọt ăn. Với vân gỗ đẹp, gỗ muồng đen được rất nhiều người sử dụng để chế tạo các sản phẩm nghệ thuật và đồ nội thất như đồ giả cổ, bàn ghế, giường, tủ, chè và thậm chí cả đồ thờ cúng.
Các loại gỗ quý đa dụng khác
Cây sưa đỏ
Đây là cây thân gỗ thuộc nhóm 1a – nhóm gỗ cực kì quý hiếm. Gỗ sưa đỏ còn có mùi hương trầm nên chúng rất được ưa chuộng để làm đồ nội thất. Ngoài công dụng lấy gỗ, người ta còn trồng sưa đỏ như cây cảnh công trình để thanh lọc không khí.
Cây gỗ đàn hương
Đàn hương là loài cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao: vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, cung cấp nguyên liệu phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp…
Giống cây gỗ trầm hương
Cây trầm hương còn được biết đến với các tên gọi khác như cây dó bầu, dó trầm, cây trầm hay cây kỳ nam,… Đây là một loại cây gỗ lâu năm sống trong những cánh rừng già, tuy nhiên gỗ trầm hương khá nhẹ và mỏng manh, không phù hợp cho các mục đích công nghiệp. Cây trầm hương hay cây dó bầu được trồng chủ yếu để tìm cách tạo ra phần nhựa kết tinh thành trầm hương của chúng
Cây gỗ Thiên ngân
Thiên ngân là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Loại cây này là nguyên liệu để sản xuất ra giấy,than,… Sau 6 năm trồng và thu hoạch làm gỗ nội thất, gỗ ép,… Thiên ngân được nhắc tới như là loài cây giúp xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, sinh trưởng, phát triển hòa hợp với thiên nhiên.
Cây gỗ dổi
Cây dổi vừa cho hạt vừa cho gỗ